THÔNG ĐIỆP ĐẦU NĂM 2024 CỦA CHỦ TỊCH AMI

Thông điệp đầu năm 2024 của Chủ tịch AMI

(21/01/2024 - Lượt xem: 200)

Thông điệp đầu năm 2024 của Chủ tịch AMI

Tôi đang ngồi trong thư phòng tại gia của bà Montessori ở Koninginneweg, tất cả đều tĩnh lặng và thanh bình khi tôi chuẩn bị thông điệp Đầu Năm Mới này.

Trên bàn là những bài ghi chép khóa học tại London năm 1929 của Maria Montessori, được Ruby Woodford, học trò của bà, ghi lại một cách tỉ mỉ.

Được ghi lại vào cũng vào năm mà Montessori thành lập AMI, những trang giấy cổ xưa đã 95 tuổi thể hiện sự ghi chép tỉ mỉ về quá trình đào tạo sư phạm nghiêm ngặt của vào thời của Dottoressa( Nữ Bác Sĩ_ND). Đoạn ghi chép, về quyền năng và trách nhiệm của nhà giáo, lộ rằng:

“Tiến sĩ Montessori có quan điểm khác về những quyền năng này. Trước hết, chúng ta phải xem xét đến cách chúng ta có thể can thiệp mà không làm tổn hại đến đứa trẻ? Con bướm không làm vỡ con nhộng của nó. Chúng ta phải kiềm chế. Mọi sự giúp đỡ và can thiệp vô ích đều dẫn đến sự ngừng phát triển. Chúng ta không được phá hủy. Mỗi cá nhân phải tự phát triển cho chính mình. Đứa trẻ phải tự mình thực hiện công việc trưởng thành khó khăn và nghiêm túc này: công việc trở thành một người lớn. “Trẻ thơ là cha của con người” (được gạch dòng trong bản gốc, sau đó được in với chữ nghiêng).

 Montessori đã sử dụng câu cuối cùng được in nghiêng này nguyên thủy là được viết bởi William Wordsworth, một cách rộng rãi trong các bài viết của bà, như có thể được thấy rõ trong Tâm Trí Thấm Hút, Bí Ẩn Tuổi T, Cần biết về đứa trẻ của bạn, Giáo dục và Hòa bình, và Đứa trẻ, Xã hội và Thế giới. Cách diễn đạt này, rõ ràng là một câu chú đối với Montessori, phản ánh tầm quan trọng then chốt của những trải nghiệm thời thơ ấu đối với việc định hướng đời sống trưởng thành về sau.

Trong căn phòng được chiếu sáng ấm áp, đầy những bức chân dung và kỷ vật gia đình, trong khi tuyết rơi nhè nhẹ bên ngoài, người ta rất dễ rơi vào cảm giác hoài niệm ấm cúng nhưng giả tạo. Trong lúc này, nhiều trẻ em và gia đình hiện đang bị chia cách, bị tàn phá bởi xung đột, bị dời đi do thiên tai hoặc phải di dời do hiện tượng hâm nóng toàn cầu đang nhanh chóng bùng phát. Giữa bạo lực và hỗn loạn, trạng thái bấp bênh và bất an/ unheimlichkeit (Thuật ngữ triết học của Heidegger) lan tràn. Người ta đơn thuần không còn cảm thấy như đang ở nhà của mình, hoặc thậm chí cũng không có nhà.

 

AMI của chúng ta có thể ứng phó như thế nào? Bản thân Montessori là người suốt đời ủng hộ hòa bình, nhân quyền và công lý. Năm ngoái, được gợi hứng từ điều này, tôi đã đề nghị rằng “Nếu bạn muốn hòa bình, thì hãy chuẩn bị cho đứa trẻ”. Nếu đứa trẻ thực sự là cha của con người * thì chúng ta phải nghiêm túc chuẩn bị cho trẻ em. Bạo lực, hận thù, bất công và lạm dụng được gây ra bởi những đứa trẻ không được chuẩn bị trước, những đứa trẻ này sẽ trở thành những người lớn thiếu chuẩn bị. Thay vì lan tỏa sự duyên dáng, lịch sự và tôn trọng, tôn chỉ của họ lại là vũ lực.

Làm thế nào chúng ta có thể can thiệp mà không gây tổn hại cho trẻ em hoặc người lớn? Có những môi trường được chuẩn bị tốt với chủ ý ở các trường Montessori đã được công nhận, nhưng những môi trường này đòi hỏi phải có những người lớn đã đươc chuẩn bị, những người có khả năng được đào tạo để loại bỏ đi những cách thức không hữu ích và học lại cách tốt nhất để phục vụ trẻ em. Chúng tôi rất phấn khởi để chia sẻ một số tin tức nóng hổi về những mặt này.

Đầu tiên, AMI đã nhận được khoản tài trợ để làm thí điểm của Sáng kiến ng phó Khẩn cấp dành cho những trẻ em đang sống trong tình huống tuyệt vọng. Chúng tôi đang tích cực tìm hiểu cách đóng góp của mình cho Liên minh Bảo vệ Trẻ em trong Hoạt động Nhân đạo và hy vọng có thể vận dụng các nhà giáo dục được đào tạo tốt và mạng lưới toàn cầu của chúng ta để trợ giúp. Việc thúc đẩy chương trình Community Rooted Education (CoRE) / Giáo dục bắt nguồn từ Cộng đồng tại các cộng đồng khốn khó, có thể trao truyền năng lực cho người lớn, đặc biệt là phụ nữ, đang sống trong hoàn cảnh đầy thách thức để giúp đỡ cho bản thân cũng như cho trẻ em. Điều này phù hợp với sứ mệnh xã hội của chúng ta. Kế đến, nếu chúng ta mong muốn tiếp tục chuẩn bị người lớn để chuẩn bị cho trẻ em và những người lớn khác, chúng ta chủ yếu dựa vào nguồn năng lực để phục vụ. Một khoản tài trợ khác cung cấp sự hỗ trợ vô giá khi AMI tăng cường năng lực của chúng tôi với mục tiêu hướng tới sự bền vững. Các dự án dài hạn như Global School Accreditation/Chứng nhận Trường học Toàn cầu nay đã có thể được hoàn tất khi chúng ta hướng tới kỷ niệm 100 năm của mình và xa hơn thế nữa.

Cuối cùng, làm thế nào để chúng ta có thể mở khóa ra chứ không phải làm ngừng sự phát triển? Nếu chúng ta muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho đứa trẻ một cách thích đáng. Nếu chúng ta muốn công lý thì cũng thế. Không có nghèo khổ, không có nạn đói, có sức khỏe tốt sự an lành, có nền giáo dục có chất lượng, bình đẳng giới hay bất kỳ SDG (Sustainable Development Goals/ Mục tiêu Phát triển Bền vững_ND)) nào khác ư? Thì cũng n đã nói ở trên. Những lời mấu chốt là sự chuẩn bị phù hợp chỉ có thể nảy sinh từ những giá trị lành mạnh được chia sẻ bởi những người trưởng thành đã được chuẩn bị cam kết cổ vũ cho sự độc lập của mỗi sự sống con người quý giá và độc nhất. Dù sao đi nữa, vòng đời của một con bướm tiết lộ rằng cuộc sống rất dễ bị tổn thương, cần được chăm sóc, đẹp đẽ trong sự trọn vẹn đang bộc lộ và luôn mong manh. Chúng ta hãy trân quý món quà sự sống và cùng nhau làm việc để duy trì nó trong một thế giới hòa bình, nhân ái trường tồn hơn.

Thay mặt Hội đồng quản trị của chúng ta và toàn thể đại gia đình AMI, tôi xin chúc các bạn sự bình an, lòng yêu thương và sự thấu hiểu.

Alain Tschudin

Chủ tịch AMI

Thứ Bảy, ngày 6 tháng Giêng, 2024

* Ghi chú của ban biên tập

  Maria Montessori đã nghiên cứu và đi tiên phong trong phương pháp giáo dục mang tính cách mạng trong một thế giới mà nam giới thống trị, một thế giới mà sự công nhận thành tích của phụ nữ không hề dễ dàng. Được đào tạo theo truyền thống học thuật đương thời, Montessori tự nhiên áp dụng cái ngôn ngữ vốn là thông lệ trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Vào thời của bà, ngôn ngữ công bằng về giới không được đưa vào chương trình nghị sự: các từ dành cho nam giới thường được dùng để biểu thị khái niệm phổ quát; Montessori sẽ sử dụng từ il bambino trong tiếng Ý – trẻ em trai để chỉ tất cả trẻ em. Nhận xét tương tự có thể được áp dụng đối với việc sử dụng từ ngữ người nam (l'Uomo), đàn ông và loài người, bằng những từ mà tất nhiên ám chỉ tất cả con người: cá thể con người đại diện cho chủng loại, loài người mà không đề cập đến giới tính.

Bản chuyển ngữ ©Nghiêm Phương Mai, 2024

Bài được dịch và đăng, có phép của AMI


AMI President's Message 2024

Saturday 6th January 2024

Sitting in the study at Montessori’s house on Koninginneweg, all is calm and serene, as I set course for this New Year’s message.

On the desk lie Maria Montessori’s 1929 London course notes, meticulously documented by her student, Ruby Woodford.

Recorded in the same year that Montessori founded AMI, its vintage 95-year-old pages represent a meticulous record of her rigorous pedagogical formation under the Dottoressa. This entry, on the educator’s power and responsibilities, is revealing: 

“Dr Montessori has a different idea of these powers. First we must consider: how can we intervene without damaging the child? The butterfly does not break open the chrysalis of its young. We must be restrained. Every help and intervention which is useless brings about an arrest of development. We must not undo. Every individual must grow for himself. The child must carry out this difficult, serious work of growth by himself: the work of becoming an adult. “The child is father of the man” (underlined in the original, italics added).

Montessori used this last italicised sentence, originally penned by William Wordsworth, widely in her writings, as can be evidenced in The Absorbent Mind, The Secret of Childhood, What You Should Know about Your Child, Education and Peace, and The Child, Society and the World. This expression, evidently a mantra for Montessori, reflects the key importance of childhood experiences to directing the path of later adult life. 
 
In this warmly lit room, full of family portraits and memorabilia, with the snow falling gently outside, it is easy to slip into a cozy, but false, sense of nostalgia. Many children and families are separated right now, destroyed by conflict, dislocated by natural disasters or displaced by the fast-burn phenomenon of global warming. Amidst violence and chaos, uncertainty and unheimlichkeit abound. People simply do not feel at home, or don’t even have a home.
 
How might we as AMI respond? Montessori herself was a lifelong advocate for peace, rights and justice. Last year, inspired by this, I suggested, “If you want peace, prepare the child”. If the child truly is the father of the man*, then we must take seriously the preparation of children. Violence, hatred, injustice and abuse are perpetrated by unprepared children, who go on to become ill-prepared adults. Instead of radiating grace, courtesy and respect, their credo is force.
 
How can we intervene without damaging the child or adult? There are intentional and well-prepared environments in recognised Montessori schools, but these require prepared adults, who have the formational possibilities to unlearn unhelpful ways and re-learn how best to serve the child. We are excited to share some breaking news on these fronts. 
 
First, AMI has received a grant to pilot our Emergency Response Initiative for children living in desperate circumstances. We are actively exploring our contribution to the Alliance for Child Protection in Humanitarian Action and hope to use our highly trained educators and global network to help. The promotion of Community Rooted Education (CoRE) in distressed communities can empower adults, especially women, living in challenging situations to help themselves as well as children. This is consistent with our social mission.  Secondly, if we wish to continue preparing adults to prepare children and other adults, we rely critically on capacity. Another grant provides invaluable support as AMI strengthens our capacity with an eye on sustainability. Long-running projects such as Global School Accreditation can now be finalised, as we look to our centenary and beyond.

Finally, how might we unlock, and not arrest, development? If we want peace, prepare the child, appropriately. If we want justice, likewise. No poverty, zero hunger, good health and well-being, quality education, gender equality or any other SDGs? Ditto. The pivotal words prepare appropriately can only arise from wholesome values shared by prepared adults, committed to promoting the independence of each precious and unique human life. If anything, the lifecycle of a butterfly reveals that life is vulnerable, in need of care, beautiful in its unfolding fullness and always fragile. Let us treasure the gift of life, and work together to sustain it, in a more peaceful, caring and enduring world.

On behalf of our Board and the entire AMI family, I wish you peace, love and understanding.

Alain Tschudin
President
Association Montessori Internationale
 
* Editorial Note
Maria Montessori studied and pioneered her revolutionary approach to education in a male dominated world, a world in which recognition of female achievement did not come easily. Being trained in the traditions of academia, Montessori naturally adopted the language that was customary in her fields of research. In her time gender-fair language was not on the agenda: male words were often used to denote the universal concept; Montessori would use the Italian il bambino—the male child to refer to all children. The same observation can be made for her use of man (l’Uomo), men and humankind, by which words she of course refers to all human beings: the human individual as representing the species, the human race without reference to gender.

 Nguồn, trích từ :https://montessori-ami.org/news/ami-presidents-message-2024

© AMI, 2024

Tin tức khác

Scroll