Thông điệp đầu năm 2020 của Chủ tịch AMI
(06/02/2020 - Lượt xem: 1161)
“Maria
Montessori đã thay đổi thế giới cho trẻ em, chúng ta cũng có thể làm như vậy.”
Philip
O’Brien, Chủ tịch AMI
Bạn thân mến,
Ngày hôm nay, mùng 6 tháng Giêng, nhân dịp kỷ niêm khai trương Ngôi Nhà của Trẻ
Thơ đầu tiên (Casa dei Bambini), tôi dừng lại trong chốc lát để suy ngẫm. Maria
Montessori thường mô tả thế kỷ 20 là thế kỷ của trẻ thơ. Tiến bộ đã đạt được
cho trẻ em vẫn còn tiếp diễn trong hai thập niên đầu của thế kỷ 21 này và chúng
ta còn nhìn thấy nhiều sự thay đổi tốt đẹp hơn nữa cho nhiều đứa trẻ. Mỗi năm
trong hai thập kỷ vừa qua, chúng ta thấy có ít trẻ em hơn đã phải chết vì những
bệnh tật dễ ngăn ngừa; có nhiều gia đình hơn đã có nước sạch và các phương tiện
vệ sinh y tế; có ít người hơn phải sống trong sự cực kỳ nghèo khổ và, quan trọng
hơn hết, có nhiều trẻ em hơn, nhất là các bé gái, đã được đến trường. Đây là
một sự tiến bộ đáng kể, một sự thành công
ngoạn mục.
Nhưng nhiều trẻ em và gia đình vẫn
còn bị lỡ cơ hội tiếp cận những cải tiến trong tiến bộ về mặt xã hội và kinh
tế, và chúng ta vẫn phải luôn ý thức về những vấn nạn liên tục và nghiêm trọng
mà hàng triệu đứa trẻ phải đối mặt hàng ngày trong cuộc sống.
Sự thành công còn mang một bộ mặt
khác: ba mươi năm về trước, tại Liên Hiệp Quốc, các mục tiêu và khát vọng vì
trẻ em, là cốt lõi của công trình và cuộc đời của Maria Montessori, đã được thể
hiện trong một lời cam kết có tính ràng buộc pháp lý mà thế giới đã công nhận,
đó là “Công Ước về Quyền của Trẻ em”. Đặc biệt là quan điểm của bà về các mục
đích của giáo dục hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng thể hiện qua các mục tiêu
trong Công Ước.
Năm 2020 bắt đầu một thập niên mới và
đây là năm mà chúng ta mừng sinh nhật thứ 150 của Maria Montessori. Tạo ra
tiếng vang để quyền của trẻ em được
nhiều người nghe thấy hơn là một cách hay để mừng ngày sinh nhật thứ 150 của
người đã lên tiếng rất nhiều với tâm huyết rằng thế giới cần phải công nhận
quyền của trẻ em.
Thật vậy, tháng Tám vừa rồi, những
người tham dự cuộc họp mặt Educateurs sans Frontieres (EsF) ở Mexico đã tuyên
bố rằng, “Khi đồng thời ăn mừng sinh nhật thứ 30 của công ước, và công nhận sự
phê chuẩn bản công ước bởi hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, chúng ta cam kết
cổ vũ quyền lợi của TẤT CẢ các trẻ em như đã được nêu ra trong bản Công Ước ở
những cộng đồng nơi chúng ta hoạt động; chúng ta cam kết tạo ra những môi
trường là nơi mà tất cả những trẻ em mà chúng ta đang cùng làm
việc sẽ có khả năng tự mình hiểu rõ các quyền lợi của bản thân, một phần bằng
cách trao cho các em những phiên bản đơn giản và dễ hiểu của bản Công ước.
AMI đã phát động một chiến dịch đặc
biệt của EsF (Educateurs sans Frontières) để ăn mừng và cổ vũ cho bản công ước
và quyền của trẻ em (esfchildrenrights.com) và tôi muốn kêu gọi mỗi người trong
chúng ta hãy tham gia vào nỗ lực này.
Hãy quảng bá bản tuyên ngôn của EsF đến các đồng nghiệp và cộng sự viên.
Hãy khuyến khích trẻ em từ nhiều quốc gia mà chúng ta đang cùng làm việc đóng
góp vào Cuốn Sách Montessori sắp tới về
Quyền của Trẻ Em. Đây là cuốn
sách mà trong đó các trẻ em từ nhiều quốc gia sẽ giải thích các em hiểu thế nào
về những điều khoản khác nhau trong bản công ước.
Chúng ta phải tiếp tục là những người ủng hộ tất cả các trẻ em một cách hiệu
quả, chúng ta phải làm tròn nhiệm vụ của chúng ta đối với các em, và đối với
Maria Montessori, qua sự hỗ trợ để xây dựng một lòng cam kết mạnh mẽ hơn đối
với hòa bình. Bởi, sự thành công khuyến khích chúng ta nhiều bao nhiêu, thì
những thách thức của ngày hôm nay càng thúc đẩy chúng ta nhiều bấy nhiêu. Những
thiếu xót và thất bại thường xuyên trong việc bảo vệ trẻ em, để các em được an
toàn khỏi chiến tranh và bạo lực và được cùng chung sống với gia đình, cũng như
được dễ dàng tiếp cận những hệ thống y tế và giáo dục tốt, là một điều không
thể chấp nhận được trong thế kỷ 21 này.
Đây đúng là lúc chúng ta nên tự nhắc
mình về lời nói của Maria Montessori:
“Một sứ mệnh xã hội lớn
lao nhằm để đảm bảo công lý, hòa hợp và tình thương cho trẻ em vẫn còn phải
được hoàn thành. Và nhiệm vụ to lớn này phải là công việc của giáo dục, bởi
đây là phương thức duy nhất để kiến tạo một thế giới mới và mang lại hòa
bình.”
|
|
“Một sứ mệnh xã hội lớn lao nhằm để đảm
bảo công lý, hòa hợp và tình thương cho trẻ em vẫn còn phải được hoàn thành. Và
nhiệm vụ to lớn này phải là công việc của giáo dục, bởi đây là phương thức duy nhất
để kiến tạo một thế giới mới và mang lại hòa bình.”
Tôi mong được làm việc với bạn trong
năm 2020 để đạt được tiến bộ trong mục đích này.
Philip O’Brien
Chủ tịch AMI
Dear friend,
Today on the 6th
January, the date which marks the opening of the first Casa dei
Bambini, I paused for a moment to reflect. Maria Montessori often
described the 20th century as the century of the child. Progress achieved
for children then has continued into the two first decades of this 21st
century and we have seen even more changes for the better, for
many children. Each year of these last two decades saw fewer children dying
from easily preventable diseases; more families having access to clean
water and sanitation facilities; fewer people living in extreme poverty
and, most importantly, more children in school, in particular greater
numbers of girls. Significant progress, success of a kind.
But many children and families still miss out on improved social and
economic progress, and we must remain conscious of the continuing and acute
problems millions of children face in their daily lives.
Success has another face: thirty years ago, at the United Nations, the
goals and aspirations for children, core to Maria
Montessori’s work and life, were embodied in an internationally
recognised and legally binding commitment, the "Convention on the
Rights of the Child". In particular her views of the purposes of
education are in total accord with the aspirations of the goals of the
Convention.
2020 starts a new decade and it is the year we celebrate
the 150th anniversary of Maria Montessori’s birth. To give
resonance and visibility to children’s rights is a great way to celebrate
the 150th birthday of one who spoke so extensively and ardently
about the need for the world to recognise the rights of children.
Indeed, last August the participants at the Educateurs sans Frontières
(EsF) meeting in Mexico declared that, “In co-celebration with
the 30th anniversary of the Convention, and in recognition of its
ratification by nearly every country in the world, we commit to promoting
the rights of ALL children as articulated in the Convention within the
communities in which we work; we commit to
creating environments in which all children with whom we work will
have the possibility of developing their own understanding of their rights,
in part through making available to them child friendly versions of the
Convention.”
AMI has launched a special EsF campaign to celebrate and promote
the convention and children’s rights, (esfforchildrensrights.com) and I
would urge each of us to join in the effort. Let us make the EsF
declaration known to colleagues and partners. Let us encourage the
children with whom we work to contribute to the upcoming Montessori Book
for Children’s Rights. This will be a book in which children from many
countries will explain what different articles of the Convention mean to
them.
We must continue to be effective advocates for all children; we must
fulfil our obligations to them, and to Maria Montessori, helping to
build a greater commitment to peace. For, in as much as we can be
encouraged by success, we can equally be spurred on by the challenges of
today. The frequent failures to protect children, keeping them
safe from war and violence and with their families, with access
to good health and education systems, are an anathema in
this 21st century.
It is a good time to remind ourselves of Maria Montessori’s words:
|
|
“A great social mission that
will ensure the child justice, harmony and love remains to be
accomplished.
And this great task must be the work of
education, for this is the only way to build a new world and to bring
peace.”
|
|
|
I look forward to
working with you during 2020 to make progress to that end.
Philip O’Brien,
AMI President
| |
Bài đăng lại trên VAMI, có phép của Chủ tịch AMI, © 2020, AMI. Bản Việt ngữ © 2020, M. Nghiem, VMEF"
Nguồn: AMI, VAMI